Blog

7 Mẹo Dân Gian Cực Hay Lấy Dằm, Gai Đâm Ở Tay Mà Không Đau

bởi Xu Xu
Thu, 17 Nov 2016 09:59:00 GMT

Bị dằm hay gai đâm vào tay khiến vùng bị đâm nhức nhói, đau buốt và thậm chí là sưng phù, lên mũ trắng đục. Tệ hơn là bạn có thể mất ngủ nếu không lấy được gai hay dằm đó ra khỏi tay. Dưới đây là những mẹo vặt dân gian giúp bạn lấy dằm và gai đâm vào tay dễ dàng mà không đau nhé!

Bị dằm hay gai đâm vào tay khiến vùng bị đâm nhức nhói, đau buốt và thậm chí là sưng phù, lên mũ trắng đục. Tệ hơn là bạn có thể mất ngủ nếu không lấy được gai hay dằm đó ra khỏi tay. Dưới đây là những mẹo vặt dân gian giúp bạn lấy dằm và gai đâm vào tay dễ dàng mà không đau nhé!

Lưu ý

- Khi không may bị dằm, gai đâm vào tay bạn nên tỉnh táo không cố gắng dùng tay lấy dằm ra. Vì nếu dằm nhỏ bạn có thể khiến dằm đâm sâu vào tay hơn.

- Hãy sát trùng và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương để tránh viêm nhiễm.

- Nếu không lấy được dằm ra, tay sưng mủ thì tốt nhất nên đến bác sĩ.

Dùng nhíp/kẹp

Nếu bằng mắt thường có thể nhìn thấy dằm đâm vào tay thì chúng ta có thể dùng nhíp để gắp dằm cũng như gai đâm vào.

Dùng nhíp/kẹp để lấy gai đâm vào tay

Cách làm:

Dùng đèn chiếu sáng hoặc nơi có ánh sáng đủ để nhìn thấy dằm, dùng nhíp lấy dằm khéo léo, nhẹ nhàng tránh làm dằm không những không lấy ra được mà lại đâm sâu hơn vào trong tay của mình nhé.

Dùng băng keo

Với những loại dằm nằm nông, còn hơi nhô ra ngoài da thì bạn có thể sử dụng băng keo để lấy nó mà không cần tới kẹp hay kim.

Cách làm:

Bạn dán băng dính lên khu vực da bị dằm đâm, chà xát cho băng dán dính chặt vào da và miếng dằm. Kéo giựt miếng băng ra và mảnh dằm có thể bị lôi đi theo. Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị nhiều mảnh dằm nhỏ găm vào cùng lúc. Tốt nhất là dùng băng keo y tế vì chúng có độ bám dính chắc, có thể lấy dằm ra khỏi tay một cách dễ dàng.

Dùng baking soda

Bột nở có lẽ chúng ta cũng biết được rất nhiều công dụng từ nó. Giờ bạn có thể vận dụng baking soda vào việc lấy dằm, gai đâm vào tay ra một cách dễ dàng nhé.

Cách làm:

Cho một muỗng baking soda vào chén nước nhỏ, ngâm vùng bị dằm vào chén nước, làm 2 lần một ngày. Nhiều dằm sẽ tự ra ngoài sau vài ngày áp dụng cách này.

Dùng vỏ chuối

Trong vỏ chuối chứa rất nhiều chất, đặc biệt là chất enzyme có tác dụng đẩy dằm và gai đâm vào tay. Cách này rất dễ áp dụng, có thể xoa dịu giấc ngủ của bạn khi tay vô tình bị gai đâm vào mà không thể lấy ra ngay đấy.

Cách làm:

Lấy vỏ quả chuối, chà xát phần bên trong của vỏ lên chỗ bị dằm đâm, quấn băng lại để qua đêm, chất enzyme trong chuối sẽ đẩy dằm ra ngoài.

Dùng khoai tây

Cách dùng khoai tây cũng tương tự như dùng vỏ chuối. Nhưng thời gian ngắn hơn, chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ là bạn đã lấy được miếng dằm ra khỏi tay rồi đấy.

Cách làm:

Bạn thái một lát khoai tây nhỏ rồi áp vào vùng da bị dằm đâm, dùng băng gạc cố định lại. Để khoảng 1 giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra. Đối với mảnh dằm lớn ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây qua đêm.

Dùng bình thủy tinh

Dùng bình thủy tinh cũng là một trong những cách đơn giản bạn có thể thử để lấy dằm ra khỏi tay. Nghe có vẻ lạ lẫm đấy. Nhưng nếu bạn nắm được quy luật cũng như cách áp dụng phương pháp này. Bạn sẽ bất ngờ khi kết quả mà bình thủy tinh mang lại.

Cách làm:

Bạn chỉ cần đổ gần đầy nước nóng vào một bình thủy tinh miệng rộng. Ấn mạnh vùng bị dằm đâm vào miệng bình. Hơi nước nóng sẽ từ từ kéo dằm ra. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng được nếu bạn bị dằm đâm vào lòng bàn tay, hoặc những vùng có bề mặt rộng và dằm đâm không quá sâu.

Dùng giấm trắng

Bạn đã thử lấy dằm ra khỏi tay bằng giấm trắng bao giờ chưa? Cách làm cũng đơn giản mà hiệu quả thì cực tốt đấy. Cùng áp dụng thử nhé!

Cách làm:

Bạn cho giấm vào bát, nhúng vùng bị tổn thương vào giấm khoảng 10-15 phút. Kiểm tra xem miếng dằm đã trồi ra chưa, đôi khi bạn phải chờ đến 30 phút. Nếu dằm vẫn chưa ra, bạn nhúng vùng bị thương vào nước ấm, rồi lại nhúng vào giấm trắng lần nữa. Nhớ là giấm trắng có thể khiến vết thương rát, vì thế hãy cân nhắc khi sử dụng cách này.

Trên đây là các mẹo dân gian được áp dụng nhiều và không hề có tác dụng phụ nào xảy ra. Bạn có thể áp dụng khi không may bị dằm, gai đâm vào tay nhé!

Có thể bạn chưa biết:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Mẹo dân gian chữa các bệnh thường gặp tuyệt hay Dùng lưng của đầu móng bàn tay phải đẩy vào lòng bàn tay trái theo chiều của mũi tên, sức đẩy không mạnh lắm Mẹo hay giúp trị bỏng lưỡi trong chốc lát Bạn có thể dùng đá viên chườm lên khu vực lưỡi bị bỏng để giảm cảm giác thiêu đốt khó chịu. Sau đó, hãy ngậm một ngụm nước mát để xoa dịu cơn đau. Chảy máu cam nên cúi đầu ra trước hay ngửa đầu ra sau mới đúng? Khi bị chảy máu cam, việc đầu tiên bạn hãy bình tĩnh ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước. Dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu.

Bài viết mới nhất

Top Những Món Cơm Nhà TRIỆU VIEW Trên Cooky Công thức nấu các món cơm nhà ngon, triệu view trên Cooky Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác