Mâm cơm tết của người miền Nam rất phong phú và ít chịu gò bó về các nghi thức cổ truyền. Thể hiện sự phóng thoáng và hào sản của vùng đất được thiên nhiên ưu ái này.
Hãy cùng khám phá các món ngon trong mâm cổ ngày Tết của người miền Nam là như thế nào nhé!
1. Thịt heo kho trứng
Đây là món ăn rất đặc trưng góp mặt nhiều trong những bữa cơm của rất nhiều gia đình miền Nam.
Bởi nước dừa là gia vị chủ tiêu tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Món thịt mềm béo và căng mọng cùng trứng vịt hay trứng cút bùi bùi thơm thật hấp dẫn. Nước kho thịt có thể dùng chan hoặc chấm với các loại rau sống cũng rất hợp.
Nguyên liệu:
- 500g thịt ba chỉ
- 5 trứng vịt
- 1 trái dừa
- Tỏi, ớt, nước mắm và gia vị nêm
Dùng cho 5 người
Thịt kho tàu là món ăn Tết miền Nam không thể thiếu!
2. Canh khổ qua
Món canh mang ý nghĩa cầu mong cho mọi khổ ải, cực nhọc của năm của sẽ qua đi để cả nhà cùng đón một năm mới tươi vui và phấn khởi tràn đầy hạnh phúc.
Món khổ qua có rất nhiều cách nấu nhưng phổ biến nhất vẫn là món khổ qua nhồi thịt và các loại nấm đi kèm. Cái vị đắng mà cún hút của món ăn này có thể khiến bạn phải nghiện cơ đấy.
Nguyên liệu:
- 500g khổ qua
- 300g thịt hao bằm
- 100g nấm mèo
- Hành lá, ngò rí, gia vị nêm
Dùng cho 4 người
Canh khổ qua nhồi thịt - Món ăn ngày tết miền Nam mang nhiều ý nghĩa
3. Thịt luộc
Món thịt luộc ở đây có thể là thịt gà luộc hoặc thịt heo luộc hoặc thậm chí là cả 2. Chính vì tận dụng các vật nuôi lúc nào cũng có sẵn trong nhà nên các món thịt ở đây rất đa dạng. Cách chế biến và thưởng thức không cầu kỳ như rất đúng điệu người miền Nam.
- Thường thì món gà luộc sẽ được xé phai chấm muối ớt là đúng chất. Có thể thêm chút vị chua của chanh. Hoặc là các vị thức chấm đa dạng khác như muối tiêu, nước mắm chua ngọt... thể hiện sự dung hợp nhưng hài hòa.
Nguyên liệu:
- 1 con gà
- 1 củ gừng
- Hành lá, dầu ăn, gia vị nêm
Dùng cho 4 người
Thử cách luộc gà của Cooky nhé!
- Đối với thịt heo luộc thì thường được cắt lát mỏng cuốn bánh tráng, các loại rau hay dưa chua. Bánh tráng theo kiểu miền Nam được làm từ bột gạo hay bột mì tráng mỏng nên rất dễ thấm nước. Khi cuốn chỉ cần thoa 1 lớp nước mỏng là được. Thậm chí có thể phơi sương sẽ làm bánh dịu và rất dễ cuốn.
Nguyên liệu:
- 600g thịt heo
- 1kg bún tươi
- 700g rau sống các loại
- 2 cây xà lách, 3 trái dưa leo
- 1/4 trái thơm
- 200g tắt
- Nước mắm, gia vị nêm
Dùng cho 4 người
Món ăn miền Nam ngày tết - Thịt luộc
4. Dưa kiệu, cải muối và củ cải muối
Là món ăn chua điển hình và thường thấy nhất. Nhà nhà cứ gần tết đến sẽ mua kiệu, cải bẹ hay củ cải trắng về mà ngâm chua để dành dùng dần cho những ngày tết.
- Với món kiệu giòn giòn, chua cay đặc trưng, có thể ăn với bánh tráng cuốn hoặc ăn kèm với bánh tét đều rất ưng ý.
Nguyên liệu:
- 500g củ kiệu
- 2 củ cà rốt
- 100g ớt
- Vôi bột, phèn chua và đường trắng.
Dùng cho 4 người
Món ăn tết truyền thống miền Nam - Củ kiệu ngâm ngày Tết
- Món Cải bẹ muối chua này rất phổ biến. Giá cải vào cuối năm cũng rẻ nên rất được ưa chuộng. Dùng để cuốn bánh tráng kèm với thịt là ngon hết ý.
Nguyên liệu:
- 350g cải bẹ
- muối và tiêu
Dùng cho 2 người
Dưa cải chua thì không thể thiếu trong món ăn tết miền Nam
- Củ cải muối cũng là món ăn truyền thống được ưa chuộng. Có thể muối khô có vị mặn hoặc đem muối chua đều ngon. Ăn kèm với bánh tráng cuốn hoặc bánh tét.
Nguyên liệu:
- 800g củ cải trắng
- 200g cà rốt
- Nước mắm và đường trắng
Dùng cho 4 người
5. Món gỏi
Thường thì mó gỏi ngó sen là món gỏi đặc thù và được chế biến trong các mâm cổ tết. Ngó sen giòn giòn kết hợp với các nguyên liệu óc thể như tôm tươi, tôm khô, thịt heo, chân gà, ... vị chua chua cứ mãi thấm vào tận lưỡi kích thích như muốn ăn mãi không thôi.
Nguyên liệu:
- 300g ngó sen
- 400g tai heo
- 100g dưa leo
- 1 củ hành tây
- Rau răm, ngò rí
- Chanh, giấm và gia vị nêm
Dùng cho 3 người
6. Chả giò chiên giòn
Chả giò là món ăn không thể thiếu trong mâm cổ Tết của người miền Nam. Với lớp vỏ bánh tráng cuốn ngoài mỏng được chiên giòn rụm bào lấy phần nhân chín tới thơm phút. Cắn vào vị bép giòn cứ vương vấn mãi bên miệng thật hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 40 cái bánh tráng bía
- 100g thịt băm
- 200g tôm
- 1 củ cà rốt
- 4 cái nấm hương, 4 cái nấm mèo
- Ngò rí, hành lá
- Nước mắm và gia vị nêm
Dùng cho 8 người
7. Chả lụa
Món chả lụa hàng ngày mình vẫn ăn đó và cũng là một món không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. Mùi vị bùi béo đặc trưng, ăn nhiều mà không ngấy chính là điểm nhấn của món ăn này.
Nguyên liệu
- 1kg thịt heo nạc
- 5g bột nở
- 40ml nước mắm
- Lá chuối, dây buộc
- Gia vị nêm
Dùng cho 6 người
Chả lụa là một trong những món ăn ngày Tết của người miền Nam
8. Nem chua
Món nem chua thường được bày kèm với chả lụa hay củ kiệu, là món ăn kích thích vị giác, giúp dễ tiêu hóa thức ăn.
Nguyên liệu:
- 600g thịt bò
- 200g da heo
- 2 muỗng canh bột nem chua
- Lá chuối
- Rau răm và gia vị nêm
Dùng cho 4 người
9. Bánh tét
Bánh tét của người miền Nam đa dạng hơn về cả phần vỏ lẫn phần nhân. Phần nếp bên ngoài có khi được trộn lẫn với dừa nạo, có khi với đậu đen, hoặc là hạt điều, là cẩm, lá dứa tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Phần nhân thì ngoài nhân đậu xanh với mỡ, còn có nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối. Một số nơi còn tạo hình bên trong bánh thành hoa mai, chữ thọ, chữ phúc, khi cắt ra trông rất đẹp và độc đáo.
Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là loại bánh tét nhân đậu xanh với thịt mỡ và lòng đỏ trứng muối. Khi bày ra bàn sẽ dọn ra ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô, lạp xưởng, cà rốt, củ cải ngâm nước mắm.
Nguyên liệu:
- 2kg gạo nếp
- 20 lá chuối
- 700g đậu xanh
- 80g thịt ba chỉ
- 200g hành tím
- Gia vị nêm
Dùng cho 5 người
Bánh tét chính là linh hồn trong các món ăn miền Nam ngày Tết
Các món tráng miệng ở miền Nam cũng đa dạng với các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt bí, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo hay cơm rượu,...
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các loại trái cây chưng Tết độc và lạ
- Cách sên mứt dừa ngon, đơn giản
- Cách làm khô bò bằng nồi cơm điện